Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
112161

Bánh gai Tứ Trụ, đặc sản vùng quê Thọ Xuân

Ngày 31/07/2014 08:07:50

Khi nói đến đặc sản của xứ Thanh, ai cũng nghĩ tới nem chua, gỏi cá nhệch, hay bánh răng bừa nhưng sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua bánh gai

Tứ Trụ - đặc sản của vùng quê Thọ Xuân.

Sản phẩm bánh gái Tứ Trụ nổi tiếng xứ Thanh, được tiêu thụ ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Cách trung tâm TP. Thanh Hóa hơn 40km theo hướng Tây, dọc theo con đường ngoằn ngoèo, chúng tôi tới xã Thọ Diên (huyện Thọ Xuân), nơi nổi tiếng với món bánh gai mang đặc trưng riêng biệt không nơi nào có.

Được sự giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Thọ Diên, chúng tôi tìm về làng Mía, một trong bốn làng phát triển nghề bánh gai. Vừa bước vào làng, mùi thơm của gạo nếp, đỗ xanh, dừa khô, lá chuối tiêu hòa quyện với nhau đánh thức vị giác của bao  người lần đầu đến với làng nghề.

Xã Thọ Diên có bốn làng, nhưng duy nhất làng Mía là làm được món bánh gai thơm ngon đặc biệt, đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp chứng nhận làng nghề năm 2015. Trong làng có 330 hộ và có tới 86 cơ sở sản xuất bánh gai, đây là yếu tố làng nghề luôn cung cấp được một số lượng lớn sản phẩm tới tay thực khách.

Các công đoạn làm ra chiếc bánh khá đơn giản, tuy nhiên không được xem nhẹ bất kì khâu sản xuất nào. Đầu tiên, lá gai được hái về (hoặc mua từ Nam Định), rửa sạch để cho ráo nước và xay nhuyễn thành bột; cùng với đó là gạo nếp cũng được làm tương tự; sau khi có được hỗn hợp bột lá gai, gạo nếp, những người thợ cho hỗn hợp này trộn lẫn với nhau bằng một ít nước sôi để nguội và nhào cho nhuyễn, càng nhuyễn thì bánh càng ngon và thơm.

Về phần nhân của bánh, người thợ lấy đậu xanh làm tương tự như gạo nếp và lá gai, sau đó trộn với dừa khô nạo nhỏ cộng với ít thịt nạc và đường trắng; cuối cùng là nặn bánh, chú ý cho nhân vào giữa thân bánh sao cho khi thưởng thức nhân bánh là vị cuối cùng mà đầu lưỡi chạm đến. Sau khi hoàn tất tất cả các công đoạn trên, bánh được cho vào nồi áp suất cỡ lớn (500-1.000 cái/lần hấp) để hấp trong vòng 1-1,5 giờ, sau đó bánh được vớt ra để ráo nước và đóng gói, dán logo của làng nghề mang đi tiêu thụ.

Khi mở vung nồi hấp để lấy bánh ra, có thể cảm nhận ngay được hương vị đặc trưng của gạo nếp hòa quyện với đậu xanh, lá gai, tạo cảm giác lâng lâng, lôi cuốn.

Bánh gai Tứ Trụ cùng với chè Sánh, chè Lược và cá rô Đầm Sét đã tạo nên thứ đặc sản của vùng đất Thọ Xuân. Trên thị trường có nhiều loại bánh gai của các  làng nghề  nổi tiếng Bà Thi (Nam Định), Ninh Giang (Hải Dương), thế nhưng bánh gai Tứ Trụ vẫn có vị thế riêng của mình.

Sản phẩm của làng nghề được đông đảo người tiêu dùng đón nhận vì bánh đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi ra lò, bánh gai Tứ Trụ được thương lái đến lấy và mang đi tiêu thụ ở nhiều địa điểm trong và ngoài tỉnh như các nhà ga tàu ở Thanh Hóa, các đại lí lớn trên các tuyến đường có xe Bắc - Nam chạy qua và đặc biệt là Cảng hàng không Thọ Xuân.

Trò chuyện với phóng viên, ông Lê Hữu Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề bánh gai Tứ Trụ, chia sẻ: “Làng nghề làm bánh gai không biết có từ bao giờ, chỉ biết khi tôi sinh ra đã thấy ông cha hàng ngày giã gạo, giã đậu xanh để làm bánh. Và rồi đam mê và gắn bó với nghề bao giờ không ai hay, hiện mỗi nhân công có thu nhập 4-4,5 triệu đồng/tháng”.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững làng nghề, theo ông Lâm, chính quyền cũng như các cấp, ban ngành cần có chính sách phù hợp, ngăn chặn vấn nạn hàng nhái, hàng giả làm mất uy tín, thương hiệu của làng nghề.

Còn theo ông  Lê Hữu Tùng, Chủ tịch UBND xã Thọ Diên, thu nhập của làng nghề chiếm 1/3 tổng thu nhập của toàn xã (50 - 60 tỉ đồng/năm). Xã đã xây dựng đề tài khôi phục và phát triển làng nghề một cách bền vững. Đề tài do ông Lê Anh Xuân, Bí thư Huyện ủy làm chủ nhiệm, và đã hoàn thành hồi  tháng 3/2016.

“Sắp tới, xã sẽ có giải pháp cụ thể để làng nghề bánh gai Tứ Trụ phát triển, khẳng định thương hiệu trên địa bàn tỉnh cũng như toàn quốc”, ông Tùng nói.

Đình Ban

Bánh gai Tứ Trụ, đặc sản vùng quê Thọ Xuân

Đăng lúc: 31/07/2014 08:07:50 (GMT+7)

Khi nói đến đặc sản của xứ Thanh, ai cũng nghĩ tới nem chua, gỏi cá nhệch, hay bánh răng bừa nhưng sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua bánh gai

Tứ Trụ - đặc sản của vùng quê Thọ Xuân.

Sản phẩm bánh gái Tứ Trụ nổi tiếng xứ Thanh, được tiêu thụ ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Cách trung tâm TP. Thanh Hóa hơn 40km theo hướng Tây, dọc theo con đường ngoằn ngoèo, chúng tôi tới xã Thọ Diên (huyện Thọ Xuân), nơi nổi tiếng với món bánh gai mang đặc trưng riêng biệt không nơi nào có.

Được sự giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Thọ Diên, chúng tôi tìm về làng Mía, một trong bốn làng phát triển nghề bánh gai. Vừa bước vào làng, mùi thơm của gạo nếp, đỗ xanh, dừa khô, lá chuối tiêu hòa quyện với nhau đánh thức vị giác của bao  người lần đầu đến với làng nghề.

Xã Thọ Diên có bốn làng, nhưng duy nhất làng Mía là làm được món bánh gai thơm ngon đặc biệt, đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp chứng nhận làng nghề năm 2015. Trong làng có 330 hộ và có tới 86 cơ sở sản xuất bánh gai, đây là yếu tố làng nghề luôn cung cấp được một số lượng lớn sản phẩm tới tay thực khách.

Các công đoạn làm ra chiếc bánh khá đơn giản, tuy nhiên không được xem nhẹ bất kì khâu sản xuất nào. Đầu tiên, lá gai được hái về (hoặc mua từ Nam Định), rửa sạch để cho ráo nước và xay nhuyễn thành bột; cùng với đó là gạo nếp cũng được làm tương tự; sau khi có được hỗn hợp bột lá gai, gạo nếp, những người thợ cho hỗn hợp này trộn lẫn với nhau bằng một ít nước sôi để nguội và nhào cho nhuyễn, càng nhuyễn thì bánh càng ngon và thơm.

Về phần nhân của bánh, người thợ lấy đậu xanh làm tương tự như gạo nếp và lá gai, sau đó trộn với dừa khô nạo nhỏ cộng với ít thịt nạc và đường trắng; cuối cùng là nặn bánh, chú ý cho nhân vào giữa thân bánh sao cho khi thưởng thức nhân bánh là vị cuối cùng mà đầu lưỡi chạm đến. Sau khi hoàn tất tất cả các công đoạn trên, bánh được cho vào nồi áp suất cỡ lớn (500-1.000 cái/lần hấp) để hấp trong vòng 1-1,5 giờ, sau đó bánh được vớt ra để ráo nước và đóng gói, dán logo của làng nghề mang đi tiêu thụ.

Khi mở vung nồi hấp để lấy bánh ra, có thể cảm nhận ngay được hương vị đặc trưng của gạo nếp hòa quyện với đậu xanh, lá gai, tạo cảm giác lâng lâng, lôi cuốn.

Bánh gai Tứ Trụ cùng với chè Sánh, chè Lược và cá rô Đầm Sét đã tạo nên thứ đặc sản của vùng đất Thọ Xuân. Trên thị trường có nhiều loại bánh gai của các  làng nghề  nổi tiếng Bà Thi (Nam Định), Ninh Giang (Hải Dương), thế nhưng bánh gai Tứ Trụ vẫn có vị thế riêng của mình.

Sản phẩm của làng nghề được đông đảo người tiêu dùng đón nhận vì bánh đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi ra lò, bánh gai Tứ Trụ được thương lái đến lấy và mang đi tiêu thụ ở nhiều địa điểm trong và ngoài tỉnh như các nhà ga tàu ở Thanh Hóa, các đại lí lớn trên các tuyến đường có xe Bắc - Nam chạy qua và đặc biệt là Cảng hàng không Thọ Xuân.

Trò chuyện với phóng viên, ông Lê Hữu Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề bánh gai Tứ Trụ, chia sẻ: “Làng nghề làm bánh gai không biết có từ bao giờ, chỉ biết khi tôi sinh ra đã thấy ông cha hàng ngày giã gạo, giã đậu xanh để làm bánh. Và rồi đam mê và gắn bó với nghề bao giờ không ai hay, hiện mỗi nhân công có thu nhập 4-4,5 triệu đồng/tháng”.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững làng nghề, theo ông Lâm, chính quyền cũng như các cấp, ban ngành cần có chính sách phù hợp, ngăn chặn vấn nạn hàng nhái, hàng giả làm mất uy tín, thương hiệu của làng nghề.

Còn theo ông  Lê Hữu Tùng, Chủ tịch UBND xã Thọ Diên, thu nhập của làng nghề chiếm 1/3 tổng thu nhập của toàn xã (50 - 60 tỉ đồng/năm). Xã đã xây dựng đề tài khôi phục và phát triển làng nghề một cách bền vững. Đề tài do ông Lê Anh Xuân, Bí thư Huyện ủy làm chủ nhiệm, và đã hoàn thành hồi  tháng 3/2016.

“Sắp tới, xã sẽ có giải pháp cụ thể để làng nghề bánh gai Tứ Trụ phát triển, khẳng định thương hiệu trên địa bàn tỉnh cũng như toàn quốc”, ông Tùng nói.

Đình Ban

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Bắc Lương, Thôn Mỹ Hạ, Xã Bắc Lương, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884281
Email: hoabacluong86@gmail.com