Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
112161

Trò Xuân Phả được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Ngày 24/03/2016 11:07:54

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trò Xuân Phả đã được công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.


Trò Xuân Phả.


Theo đó, những di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia lần này thuộc ba loại hình (lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian), nằm trên địa bàn các tỉnh/thành phố: Thái Bình, Lào Cai, Phú Yên, Hà Nội, Hà Giang và Thanh Hóa.

Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (đợt 15) gồm:

1/ Lễ hội Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).

2/ Lễ hội Đền Thượng (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai).

3/ Lễ hội Cầu Ngư (tỉnh Phú Yên).

4/ Tết cá của người Tày (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang).

5/ Lễ cúng rừng (Mo đổng trư) của người Nùng (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang).

6/ Hát múa Ải Lao (phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội).

7/ Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Trong trò Xuân Phả, hầu hết các nhân vật tham gia múa đều phải đeo mặt nạ và các trò diễn hầu như đều do nam giới đảm nhiệm. Mặt nạ mỗi trò lại mỗi khác nhau, ví như trò “Hoa Lang” người diễn phải đeo mặt nạ cũng bằng da bò, đội mũ da bò; trò “Tú Huần” có mặt nạ gỗ sơn các mầu hình bà, mặt nạ mẹ và mặt nạ các con, đội mũ làm từ các sợi tre, nứa; trò “Chiêm Thành” người múa lại ngậm mặt nạ bằng miệng chứ không đeo như các mặt nạ khác... Các nhân vật ăn mặc sặc sỡ, với màu chủ đạo là màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Nhạc cụ dùng trong các trò múa Xuân Phả là những chiếc trống, thanh la, mõ hoặc xênh tre... tạo thành những âm thanh hết sứcVui nhộn, diễn khiến người xem có một cảm giác hết sức rộn ràng.
 
Theo cuốn “Khảo sát trò Xuân Phả” của tác giả Hoàn Anh Nhân, Phạm Minh Khang, Hoàng Hải (NXB Âm nhạc), trò Xuân Phả đã từng nhiều lần được triều đình nhà Nguyễn vời vào Huế để biểu diễn cho vua và các quan trong triều xem. Mỗi chuyến “lưu diễn” như vậy, có tới cả trăm người tham gia. Năm 1935, chính quyền Pháp cũng đã định đưa đoàn nghệ nhân biểu diễn trò Xuân Phả sang Paris trình diễn, nhưng năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp nổi lên, việc không thành. Tuy nhiên, đến cuối năm 1936, vua Bảo Đại lại mời diễn trò Xuân Phả tại Hội chợ Kinh đô Huế.

Ngày nay, trò Xuân Phả cũng được chọn làm đại diện cho văn hóa dân gian Xứ Thanhở các sự kiện lớn của đất nước, như sự kiện “Chào Thiên niên kỷ mới” (năm 2000), “Festival Huế”, “1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”...

Trò Xuân Phả được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Đăng lúc: 24/03/2016 11:07:54 (GMT+7)

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trò Xuân Phả đã được công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.


Trò Xuân Phả.


Theo đó, những di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia lần này thuộc ba loại hình (lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian), nằm trên địa bàn các tỉnh/thành phố: Thái Bình, Lào Cai, Phú Yên, Hà Nội, Hà Giang và Thanh Hóa.

Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (đợt 15) gồm:

1/ Lễ hội Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).

2/ Lễ hội Đền Thượng (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai).

3/ Lễ hội Cầu Ngư (tỉnh Phú Yên).

4/ Tết cá của người Tày (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang).

5/ Lễ cúng rừng (Mo đổng trư) của người Nùng (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang).

6/ Hát múa Ải Lao (phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội).

7/ Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Trong trò Xuân Phả, hầu hết các nhân vật tham gia múa đều phải đeo mặt nạ và các trò diễn hầu như đều do nam giới đảm nhiệm. Mặt nạ mỗi trò lại mỗi khác nhau, ví như trò “Hoa Lang” người diễn phải đeo mặt nạ cũng bằng da bò, đội mũ da bò; trò “Tú Huần” có mặt nạ gỗ sơn các mầu hình bà, mặt nạ mẹ và mặt nạ các con, đội mũ làm từ các sợi tre, nứa; trò “Chiêm Thành” người múa lại ngậm mặt nạ bằng miệng chứ không đeo như các mặt nạ khác... Các nhân vật ăn mặc sặc sỡ, với màu chủ đạo là màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Nhạc cụ dùng trong các trò múa Xuân Phả là những chiếc trống, thanh la, mõ hoặc xênh tre... tạo thành những âm thanh hết sứcVui nhộn, diễn khiến người xem có một cảm giác hết sức rộn ràng.
 
Theo cuốn “Khảo sát trò Xuân Phả” của tác giả Hoàn Anh Nhân, Phạm Minh Khang, Hoàng Hải (NXB Âm nhạc), trò Xuân Phả đã từng nhiều lần được triều đình nhà Nguyễn vời vào Huế để biểu diễn cho vua và các quan trong triều xem. Mỗi chuyến “lưu diễn” như vậy, có tới cả trăm người tham gia. Năm 1935, chính quyền Pháp cũng đã định đưa đoàn nghệ nhân biểu diễn trò Xuân Phả sang Paris trình diễn, nhưng năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp nổi lên, việc không thành. Tuy nhiên, đến cuối năm 1936, vua Bảo Đại lại mời diễn trò Xuân Phả tại Hội chợ Kinh đô Huế.

Ngày nay, trò Xuân Phả cũng được chọn làm đại diện cho văn hóa dân gian Xứ Thanhở các sự kiện lớn của đất nước, như sự kiện “Chào Thiên niên kỷ mới” (năm 2000), “Festival Huế”, “1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”...

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Bắc Lương, Thôn Mỹ Hạ, Xã Bắc Lương, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884281
Email: hoabacluong86@gmail.com