HUYỆN THỌ XUÂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN
Ngày 27/05/2024 14:11:18
HUYỆN THỌ XUÂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN
Thọ Xuân là vùng đất” địa linh nhân kiệt”, nơi phát tích của 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc. Trên địa bàn huyện đậm đặc các di tích lịch sử văn hóa với nhiều gia trị riêng biệt. Thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã chú trọng công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn
Đền thờ các vua thời Lê Trung Hưng ở xã Xuân Sinh
Hiện nay trên địa bàn huyện Thọ Xuân có 256 di tích được kiểm kê; trong đó có 57 di tích đã được xếp hạng; có 2 di tích Quốc gia đặc biệt (Khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn), 4 di tích và cụm di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, 2 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là trò diễn Xuân Phả và lễ hội Đền thờ Lê Hoàn. Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện có 7 di tích được hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp với tổng kinh phí hơn 67 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa. Huyện Thọ Xuân đã thành lập Ban quản lý di tích quốc gia, quốc gia đặc biệt. UBND các xã, thị trấn đã thành lập Tổ bảo vệ di tích; ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo quy định. Huyện đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát, triển khai, thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích. Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá các giá trị di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. Từ đầu năm 2924 đến nay , huyện Thọ Xuân đón hơn 215 nghìn lượt khách du lịch trong đó có hơn 800 lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 29 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân vẫn còn nhiều bất cập. Một số di tích đã được xếp hạng hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng việc tu bổ, tôn tạo chậm được triển khai; Việc phân cấp quản lý di tích còn bất cập; việc khoanh vùng, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các điểm di tích chưa được chú trọng quan tâm. Trên địa bàn huyện có rất nhiều di tích đã được kiểm kê và xếp hạng, tiềm năng cho hoạt động du lịch của huyện là rất lớn, tuy nhiên việc phát huy giá trị và xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện chưa nhiều. Hiện nay vẫn còn tình trạng tiếp nhận, đưa vào di tích một số hiện vật không phù hợp với nội dung thờ tự tại di tích; việc huy động nguồn kinh phí xã hội hoá để bảo tồn, tôn tạo di tích chưa thực sự hiệu quả…
Tuy nhiên, trong công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân vẫn còn nhiều bất cập. Một số di tích đã được xếp hạng hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng việc tu bổ, tôn tạo chậm được triển khai; Việc phân cấp quản lý di tích còn bất cập; việc khoanh vùng, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các điểm di tích chưa được chú trọng quan tâm. Trên địa bàn huyện có rất nhiều di tích đã được kiểm kê và xếp hạng, tiềm năng cho hoạt động du lịch của huyện là rất lớn, tuy nhiên việc phát huy giá trị và xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện chưa nhiều. Hiện nay vẫn còn tình trạng tiếp nhận, đưa vào di tích một số hiện vật không phù hợp với nội dung thờ tự tại di tích; việc huy động nguồn kinh phí xã hội hoá để bảo tồn, tôn tạo di tích chưa thực sự hiệu quả…
Rước kiệu tại Lễ hội Lam Kinh
Thời gian tới, huyện Thọ Xuân tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn; chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, phổ biến về giá trị, ý nghĩa của các di tích lịch sử - văn hoá và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc quản lý, giữ gìn các giá trị văn hoá - lịch sử đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh tập trung thực hiện và sớm hoàn thành việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ khu di tích trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả đất trong phạm vi di tích; rà soát, hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các văn bản pháp luật về di sản văn hoá. UBND xã, thị trấn nơi có di tích thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực di tích. Thường xuyên rà soát và kiện toàn Tổ bảo vệ di tích; đồng thời quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và ban hành Quy chế phối hợp với tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích hoặc người được giao trông coi di tích, làm cơ sở quy trách nhiệm và xử lý nếu để xảy ra vi phạm tại di tích. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác tập huấn, phổ biến, hướng dẫn cho các đơn vị trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn.Thường xuyên rà soát, đề xuất và bố trí kinh phí từ ngân sách cho thực hiện tu bổ, chống xuống cấp di tích; ưu tiên đầu tư kinh phí tu bổ, phục hồi đối với các di tích xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích được phân cấp quản lý, đưa các di tích trở thành điểm du lịch, điểm không gian văn hoá, thu hút, phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của Nhân dân và du khách.
Đỗ Duy Nhã, Tuung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
Ngày hội đại đoàn kết thôn Nhuế Thôn
18/11/2024 00:43:33 -
Thọ Xuân chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân
14/11/2024 01:50:58 -
Chiều ngày 16/8/2024 Ban tổ chức các hoạt động thể dục thể thao hè năm 2024 xã Bắc Lương tổ chức khai mạc giải bóng chuyền hơi lần thứ 2 năm 2024
16/08/2024 16:31:37 -
LỊCH THI ĐẤU GIẢI BÓNG CHUYỀN LẦN THỨ 2 NĂM 2024 XÃ BẮC LƯƠNG
16/08/2024 07:48:34
HUYỆN THỌ XUÂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN
Đăng lúc: 27/05/2024 14:11:18 (GMT+7)
HUYỆN THỌ XUÂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN
Thọ Xuân là vùng đất” địa linh nhân kiệt”, nơi phát tích của 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê hiển hách trong lịch sử dân tộc. Trên địa bàn huyện đậm đặc các di tích lịch sử văn hóa với nhiều gia trị riêng biệt. Thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã chú trọng công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn
Đền thờ các vua thời Lê Trung Hưng ở xã Xuân Sinh
Hiện nay trên địa bàn huyện Thọ Xuân có 256 di tích được kiểm kê; trong đó có 57 di tích đã được xếp hạng; có 2 di tích Quốc gia đặc biệt (Khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn), 4 di tích và cụm di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, 2 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là trò diễn Xuân Phả và lễ hội Đền thờ Lê Hoàn. Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện có 7 di tích được hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp với tổng kinh phí hơn 67 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa. Huyện Thọ Xuân đã thành lập Ban quản lý di tích quốc gia, quốc gia đặc biệt. UBND các xã, thị trấn đã thành lập Tổ bảo vệ di tích; ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo quy định. Huyện đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan rà soát, triển khai, thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích. Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá các giá trị di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. Từ đầu năm 2924 đến nay , huyện Thọ Xuân đón hơn 215 nghìn lượt khách du lịch trong đó có hơn 800 lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 29 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân vẫn còn nhiều bất cập. Một số di tích đã được xếp hạng hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng việc tu bổ, tôn tạo chậm được triển khai; Việc phân cấp quản lý di tích còn bất cập; việc khoanh vùng, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các điểm di tích chưa được chú trọng quan tâm. Trên địa bàn huyện có rất nhiều di tích đã được kiểm kê và xếp hạng, tiềm năng cho hoạt động du lịch của huyện là rất lớn, tuy nhiên việc phát huy giá trị và xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện chưa nhiều. Hiện nay vẫn còn tình trạng tiếp nhận, đưa vào di tích một số hiện vật không phù hợp với nội dung thờ tự tại di tích; việc huy động nguồn kinh phí xã hội hoá để bảo tồn, tôn tạo di tích chưa thực sự hiệu quả…
Tuy nhiên, trong công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân vẫn còn nhiều bất cập. Một số di tích đã được xếp hạng hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng, nhưng việc tu bổ, tôn tạo chậm được triển khai; Việc phân cấp quản lý di tích còn bất cập; việc khoanh vùng, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các điểm di tích chưa được chú trọng quan tâm. Trên địa bàn huyện có rất nhiều di tích đã được kiểm kê và xếp hạng, tiềm năng cho hoạt động du lịch của huyện là rất lớn, tuy nhiên việc phát huy giá trị và xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện chưa nhiều. Hiện nay vẫn còn tình trạng tiếp nhận, đưa vào di tích một số hiện vật không phù hợp với nội dung thờ tự tại di tích; việc huy động nguồn kinh phí xã hội hoá để bảo tồn, tôn tạo di tích chưa thực sự hiệu quả…
Rước kiệu tại Lễ hội Lam Kinh
Thời gian tới, huyện Thọ Xuân tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn; chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, phổ biến về giá trị, ý nghĩa của các di tích lịch sử - văn hoá và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc quản lý, giữ gìn các giá trị văn hoá - lịch sử đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh tập trung thực hiện và sớm hoàn thành việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ khu di tích trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả đất trong phạm vi di tích; rà soát, hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các văn bản pháp luật về di sản văn hoá. UBND xã, thị trấn nơi có di tích thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực di tích. Thường xuyên rà soát và kiện toàn Tổ bảo vệ di tích; đồng thời quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và ban hành Quy chế phối hợp với tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích hoặc người được giao trông coi di tích, làm cơ sở quy trách nhiệm và xử lý nếu để xảy ra vi phạm tại di tích. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác tập huấn, phổ biến, hướng dẫn cho các đơn vị trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn.Thường xuyên rà soát, đề xuất và bố trí kinh phí từ ngân sách cho thực hiện tu bổ, chống xuống cấp di tích; ưu tiên đầu tư kinh phí tu bổ, phục hồi đối với các di tích xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích được phân cấp quản lý, đưa các di tích trở thành điểm du lịch, điểm không gian văn hoá, thu hút, phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của Nhân dân và du khách.
Đỗ Duy Nhã, Tuung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Bắc Lương, Thôn Mỹ Hạ, Xã Bắc Lương, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884281
Email: hoabacluong86@gmail.com
SĐT: 02373884281
Email: hoabacluong86@gmail.com