THĂM CỐ ĐÔ LAM KINH DỊP ĐẦU NĂM
THĂM CỐ ĐÔ LAM KINH DỊP ĐẦU NĂM
THĂM CỐ ĐÔ LAM KINH DỊP ĐẦU NĂM
Dịp đầu năm mới Nhâm Dần 2022, rất đông du khách thập phương về Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa) để du xuân, vãn cảnh, dâng hương.
Đầu năm mới tại Thanh Hóa thời tiết se lạnh, sau Tết Nguyên Đán trời nhiều ngày không có mưa, thuận lợi cho các hoạt động dâng hương, tham quan các công trình kiến trúc tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Thời gian qua, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh đã tăng cường nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng hình ảnh Khu di sản Lam Kinh xanh-sạch-sáng.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ban Quản lý di tích Lam Kinh đã bố trí các điểm rửa tay, sát khuẩn cũng như hướng dẫn người dân, du khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1962, tiếp đó, năm 2012, nơi đây được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
Được biết, sau khi đánh đuổi giặc Minh, lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Thăng Long, vua Lê Thái Tổ đã cho xây dựng các kiến trúc điện, miếu... ở Lam Kinh, làm nơi ở của các vua Lê khi về quê và nơi yên nghỉ của các vị vua Lê. Lam Kinh là đất tổ nhà Lê, nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi và là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công ở thế kỷ XV.
Đây là Ngọ môn, lối đi lại của vua quan nhà Lê để vào chính điện.
Sân rồng là một trong những kiến trúc có diện tích lớn nhất trong khu trung tâm của điện Lam Kinh, sân nằm phía sau Ngọ môn, chính giữa có 3 lối đi lên chính điện theo bậc thềm rồng.
Theo tư liệu lịch sử và khảo cổ học, chính điện Lam Kinh được dựng ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (năm 1433). Bố cục mặt bằng của kiến trúc này có dạng hình chữ công, với tổng diện tích là 1.645,04m2, gồm 3 tòa điện chính: Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh.
Trải qua những biến thiên của lịch sử hàng trăm năm, di tích Lam Kinh bị tàn phá nặng nề, tòa chính điện này vừa mới được trùng tu lại, hiện đang chờ được đưa vào sử dụng.
THĂM CỐ ĐÔ LAM KINH DỊP ĐẦU NĂM
THĂM CỐ ĐÔ LAM KINH DỊP ĐẦU NĂM
THĂM CỐ ĐÔ LAM KINH DỊP ĐẦU NĂM
Dịp đầu năm mới Nhâm Dần 2022, rất đông du khách thập phương về Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa) để du xuân, vãn cảnh, dâng hương.
Đầu năm mới tại Thanh Hóa thời tiết se lạnh, sau Tết Nguyên Đán trời nhiều ngày không có mưa, thuận lợi cho các hoạt động dâng hương, tham quan các công trình kiến trúc tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Thời gian qua, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh đã tăng cường nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng hình ảnh Khu di sản Lam Kinh xanh-sạch-sáng.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ban Quản lý di tích Lam Kinh đã bố trí các điểm rửa tay, sát khuẩn cũng như hướng dẫn người dân, du khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1962, tiếp đó, năm 2012, nơi đây được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
Được biết, sau khi đánh đuổi giặc Minh, lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Thăng Long, vua Lê Thái Tổ đã cho xây dựng các kiến trúc điện, miếu... ở Lam Kinh, làm nơi ở của các vua Lê khi về quê và nơi yên nghỉ của các vị vua Lê. Lam Kinh là đất tổ nhà Lê, nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi và là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công ở thế kỷ XV.
Đây là Ngọ môn, lối đi lại của vua quan nhà Lê để vào chính điện.
Sân rồng là một trong những kiến trúc có diện tích lớn nhất trong khu trung tâm của điện Lam Kinh, sân nằm phía sau Ngọ môn, chính giữa có 3 lối đi lên chính điện theo bậc thềm rồng.
Theo tư liệu lịch sử và khảo cổ học, chính điện Lam Kinh được dựng ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (năm 1433). Bố cục mặt bằng của kiến trúc này có dạng hình chữ công, với tổng diện tích là 1.645,04m2, gồm 3 tòa điện chính: Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh.
Trải qua những biến thiên của lịch sử hàng trăm năm, di tích Lam Kinh bị tàn phá nặng nề, tòa chính điện này vừa mới được trùng tu lại, hiện đang chờ được đưa vào sử dụng.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373884281
Email: hoabacluong86@gmail.com