Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
112161

Hiệu quả bước đầu trong sản xuất khoai tây theo mô hình sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa

Ngày 22/03/2016 11:10:14

Nhằm tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thu; Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn.

Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Chương trình hành động của UBND huyện về thực hiện tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng,hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn. Vụ đông xuân 2016, với sự tham mưu của phòng nông nghiệp, UBND huyện đã triển khai thực hiện sản xuất khoai tây đông xuân theo mô hình sản xuất liên kết tiêu thụ nông sản. Theo đó, vụ đông xuân 2016, toàn huyện Hoằng Hóa đã có 19 xã liên kết với Công ty An việt để đưa vào trồng cây khoai tây giống Đức với qui mô 110 ha; tham gia sản xuất khoai tây giống Đức theo mô hình liên kết này, Cty An Việt, Cung ứng cho dân nợ ( sẽ đối trừ sau khi công ty thu mua sản phẩm) toàn bộ tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cùng với cán bộ chuyên môn của huyện, xã tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn Nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Khi sản phẩm được thu hoạch, công ty thu mua toàn bộ  với giá thỏa thuận và cam kết bảo lãnh mỗi sào khoai tây đạt tối thiểu 3.500.000 đ/sào nếu năng suất khoai tây không đạt mức trung bình.

Trong số 19 xã tham gia trồng khoai tây giống Đức trong vụ đông xuân này có 1 số xã đã mạnh dạn trồng với diện tích nhiều như: Hoằng Phượng 15 ha, Hoằng thịnh 10ha, Hoằng Phúc, Hoằng Thắng trồng từ 8 đến 9 ha. Đặc biệt như Hoằng Thanh là xã rất khó khăn trong vấn đề điều tiết nước trong sản xuất nhưng  đã mạnh dạn đưa vào trồng tập trung với diện tích 6 ha, hay Hoằng Xuyên cũng đưa vào trồng trên 5ha.

Tại xã Hoằng Thanh,Với đặc thù thân đất rất khó khăn trong công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất, nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hoằng Thanh cũng đã mạnh dạn, tìm kiếm đưa các cây trồng mang tính hàng hóa vào sản xuất nhưng hiệu quả chưa cao.

Vụ thu đông 2015, với sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức Tầm nhìn thế giới, xã đã đưa cây khoai tây vào trồng thí điểm trên 0,5ha. Sau vụ đầu trồng thí điểm, cộng với chính sách, kích cầu của tỉnh, huyện theo chương trình liên kết sản xuất với Công ty An Việt. Mặc dù là lần đầu tiên  đưa vào sản xuất khoai tây trong vụ xuân nhưng Hoằng Thanh đã mạnh dạn trồng với quy mô tập trung trên 6 ha. Đến nay, khoai tây đã, đang xuống củ và sẽ cho thu hoạch vào những ngày cuối tháng 3/2016. Qua đánh giá thăm đồng, dự báo sẽ là vụ khoai cho năng xuất khá cao. Bên những luống khoai tây, với những bụi xum xuê củ, thành quả qua bao ngày vất vả, với những cung bâc cảm xúc: từ hoài nghi với cây trồng mới, đến quyết tâm cao và sự cực nhọc cứu úng đầu vụ cho cây khoai tây ( Cây trồng mới được đưa vào thay thế toàn bộ diện tích cây lạc trước đây) anh Nguyễn Đăng Hoan nông dân thôn 2 chia sẻ thêm:

Nếu như ban đầu người dân chúng tôi hoài nghi, e ngại với cây khoai tây, cây trồng mới này bao nhiêu thì giờ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, nhìn số lượng củ trên từng bụi, chúng tôi rất phấn khởi.

Đến nay, qua gần 3 tháng gieo trồng, chăm sóc; được bà con nông dân bón phân cân đối, đúng yêu cầu kỹ thuật được hướng dẫn,  không riêng gì Hoằng Thanh mà tất cả trên 100 ha cây khoai tây đông xuân của toàn huyện đã chuẩn bị bước vào thu hoạch. Nhìn chung Khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, số lượng cụ trên bụi đạt tỷ lệ cao, hứa hẹn là vụ khoai tây cho năng xuất cao.

Để thêm sự khẳng định hiệu quả trong gieo trồng khoai tây vụ đông xuân 2016 theo mô hình sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ nông sản từ đó có những quyết định đúng đắn trong hướng đi tới, Vừa qua, tại xã Hoằng Lưu huyện Hoằng Hóa đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình cây khoai tây theo liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản. Kết quảmô hình sản xuất khoai tây giống mới Marabel so với giống đối chứng cho thấy: Giống Marabel của Đức có khả năng phân nhánh sớm, khỏe, số nhánh/khóm là 5 nhánh, trong khi đối chứng là 3 - 4 nhánh, mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn so với đối chứng, đặc biệt chống chịu tốt với bệnh sương mai và nhiễm nhẹ bệnh lở cổ rễ. Lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư của mô hình đạt 58.300.000 đồng/ha, giá trị kinh tế của mô hình cao hơn so với giống đối chứng là 14.600.000 đồng/ha.

Tại hội thảo,  đồng chí Nguyễn Đình Tuy - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa đã nhấn mạnh: Từ hiệu quả mô hình trồng khoai tây MARABEL vụ đông xuân năm 2015-2016 tại xã Hoằng Lưu cần tuyên truyền rộng rãi làm chuyển biến nhận thức trong nông dân để thực hiện qui vùng, mở rộng vùng sản xuất, nhất là vùng đất cát chuyên màu của huyện, sẽ  tích cực đấu mối với Công ty cổ phần Nông Nghiệp Quốc Tế An Việt mở rộng sản xuất trong những vụ tiếp theo, thực hiện cánh đồng mẫu lớn để góp phần đắc lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Được biết, 1 số xã đã thu hoạch và nhập cho Công ty An Việt, năng xuất bình quân ước đạt 160-170 tạ/ha. Do giá thị trường tăng cao nên  mặc dù hợp đồng đầu vụ 6.200 đồng nhưng Cty đã thu mua với giá 7.000/Kg.

Sẽ là hơi sớm, nhưng đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định Mô hình trồng khoai tây liên kết với tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân nơi đây. Sự thành công của mô hình bước đầu đã hình thành mối liên kết "4 nhà” trong chuỗi sản xuất tiêu thụ sản nông sản và giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Đây là mô hình hay, cần được nhân rộng để có thể hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững./.                                 
                       

Tuyết Mai : Đài Hoằng Hóa

* Một số hình ảnh về cây khoai tây Đông xuân 2016 theo mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn  Hoằng Hóa.

22.3.2016.3.JPG


22.3.2016.4.JPG
22.3.2016.5.JPG


22.3.2016.6.JPG

 

 

 

 

 

 

 

Hiệu quả bước đầu trong sản xuất khoai tây theo mô hình sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa

Đăng lúc: 22/03/2016 11:10:14 (GMT+7)

Nhằm tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thu; Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn.

Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Chương trình hành động của UBND huyện về thực hiện tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng,hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn. Vụ đông xuân 2016, với sự tham mưu của phòng nông nghiệp, UBND huyện đã triển khai thực hiện sản xuất khoai tây đông xuân theo mô hình sản xuất liên kết tiêu thụ nông sản. Theo đó, vụ đông xuân 2016, toàn huyện Hoằng Hóa đã có 19 xã liên kết với Công ty An việt để đưa vào trồng cây khoai tây giống Đức với qui mô 110 ha; tham gia sản xuất khoai tây giống Đức theo mô hình liên kết này, Cty An Việt, Cung ứng cho dân nợ ( sẽ đối trừ sau khi công ty thu mua sản phẩm) toàn bộ tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cùng với cán bộ chuyên môn của huyện, xã tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn Nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Khi sản phẩm được thu hoạch, công ty thu mua toàn bộ  với giá thỏa thuận và cam kết bảo lãnh mỗi sào khoai tây đạt tối thiểu 3.500.000 đ/sào nếu năng suất khoai tây không đạt mức trung bình.

Trong số 19 xã tham gia trồng khoai tây giống Đức trong vụ đông xuân này có 1 số xã đã mạnh dạn trồng với diện tích nhiều như: Hoằng Phượng 15 ha, Hoằng thịnh 10ha, Hoằng Phúc, Hoằng Thắng trồng từ 8 đến 9 ha. Đặc biệt như Hoằng Thanh là xã rất khó khăn trong vấn đề điều tiết nước trong sản xuất nhưng  đã mạnh dạn đưa vào trồng tập trung với diện tích 6 ha, hay Hoằng Xuyên cũng đưa vào trồng trên 5ha.

Tại xã Hoằng Thanh,Với đặc thù thân đất rất khó khăn trong công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất, nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hoằng Thanh cũng đã mạnh dạn, tìm kiếm đưa các cây trồng mang tính hàng hóa vào sản xuất nhưng hiệu quả chưa cao.

Vụ thu đông 2015, với sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức Tầm nhìn thế giới, xã đã đưa cây khoai tây vào trồng thí điểm trên 0,5ha. Sau vụ đầu trồng thí điểm, cộng với chính sách, kích cầu của tỉnh, huyện theo chương trình liên kết sản xuất với Công ty An Việt. Mặc dù là lần đầu tiên  đưa vào sản xuất khoai tây trong vụ xuân nhưng Hoằng Thanh đã mạnh dạn trồng với quy mô tập trung trên 6 ha. Đến nay, khoai tây đã, đang xuống củ và sẽ cho thu hoạch vào những ngày cuối tháng 3/2016. Qua đánh giá thăm đồng, dự báo sẽ là vụ khoai cho năng xuất khá cao. Bên những luống khoai tây, với những bụi xum xuê củ, thành quả qua bao ngày vất vả, với những cung bâc cảm xúc: từ hoài nghi với cây trồng mới, đến quyết tâm cao và sự cực nhọc cứu úng đầu vụ cho cây khoai tây ( Cây trồng mới được đưa vào thay thế toàn bộ diện tích cây lạc trước đây) anh Nguyễn Đăng Hoan nông dân thôn 2 chia sẻ thêm:

Nếu như ban đầu người dân chúng tôi hoài nghi, e ngại với cây khoai tây, cây trồng mới này bao nhiêu thì giờ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, nhìn số lượng củ trên từng bụi, chúng tôi rất phấn khởi.

Đến nay, qua gần 3 tháng gieo trồng, chăm sóc; được bà con nông dân bón phân cân đối, đúng yêu cầu kỹ thuật được hướng dẫn,  không riêng gì Hoằng Thanh mà tất cả trên 100 ha cây khoai tây đông xuân của toàn huyện đã chuẩn bị bước vào thu hoạch. Nhìn chung Khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, số lượng cụ trên bụi đạt tỷ lệ cao, hứa hẹn là vụ khoai tây cho năng xuất cao.

Để thêm sự khẳng định hiệu quả trong gieo trồng khoai tây vụ đông xuân 2016 theo mô hình sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ nông sản từ đó có những quyết định đúng đắn trong hướng đi tới, Vừa qua, tại xã Hoằng Lưu huyện Hoằng Hóa đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình cây khoai tây theo liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản. Kết quảmô hình sản xuất khoai tây giống mới Marabel so với giống đối chứng cho thấy: Giống Marabel của Đức có khả năng phân nhánh sớm, khỏe, số nhánh/khóm là 5 nhánh, trong khi đối chứng là 3 - 4 nhánh, mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn so với đối chứng, đặc biệt chống chịu tốt với bệnh sương mai và nhiễm nhẹ bệnh lở cổ rễ. Lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư của mô hình đạt 58.300.000 đồng/ha, giá trị kinh tế của mô hình cao hơn so với giống đối chứng là 14.600.000 đồng/ha.

Tại hội thảo,  đồng chí Nguyễn Đình Tuy - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa đã nhấn mạnh: Từ hiệu quả mô hình trồng khoai tây MARABEL vụ đông xuân năm 2015-2016 tại xã Hoằng Lưu cần tuyên truyền rộng rãi làm chuyển biến nhận thức trong nông dân để thực hiện qui vùng, mở rộng vùng sản xuất, nhất là vùng đất cát chuyên màu của huyện, sẽ  tích cực đấu mối với Công ty cổ phần Nông Nghiệp Quốc Tế An Việt mở rộng sản xuất trong những vụ tiếp theo, thực hiện cánh đồng mẫu lớn để góp phần đắc lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Được biết, 1 số xã đã thu hoạch và nhập cho Công ty An Việt, năng xuất bình quân ước đạt 160-170 tạ/ha. Do giá thị trường tăng cao nên  mặc dù hợp đồng đầu vụ 6.200 đồng nhưng Cty đã thu mua với giá 7.000/Kg.

Sẽ là hơi sớm, nhưng đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định Mô hình trồng khoai tây liên kết với tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân nơi đây. Sự thành công của mô hình bước đầu đã hình thành mối liên kết "4 nhà” trong chuỗi sản xuất tiêu thụ sản nông sản và giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Đây là mô hình hay, cần được nhân rộng để có thể hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững./.                                 
                       

Tuyết Mai : Đài Hoằng Hóa

* Một số hình ảnh về cây khoai tây Đông xuân 2016 theo mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn  Hoằng Hóa.

22.3.2016.3.JPG


22.3.2016.4.JPG
22.3.2016.5.JPG


22.3.2016.6.JPG

 

 

 

 

 

 

 

thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Bắc Lương, Thôn Mỹ Hạ, Xã Bắc Lương, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884281
Email: hoabacluong86@gmail.com