Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
112161

ĐÒN BẨY THÚC ĐẨY PHẨM CHẤT “DÁM NGHĨ”, “DÁM LÀM”

Ngày 10/11/2024 00:00:00

 - “Dám nghĩ”, “dám làm” là quan điểm đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dũng khí, bản lĩnh của người cán bộ, là yêu cầu đặc biệt, ở tầm cao về phẩm chất, nhân cách của người cán bộ trong mối quan hệ với công việc.


 
image001 sss.jpg


“Dám nghĩ”, “Dám làm” là phẩm chất đặc biệt, được Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh trong chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên hiện nay. Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị Khóa XIII về chủ trương “Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung” đã khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của phẩm chất “dám nghĩ”, “dám làm”, thể hiện sự tiếp tục kế thừa và phát triển mới trong tư duy của Đảng ta về cán bộ, tạo động lực to lớn giúp cán bộ có thêm bản lĩnh dấn thân, mạnh dạn trong tư duy sáng tạo và đổi mới, kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn có tính cấp bách để đảm bảo mục tiêu phục vụ Nhân dân.

“Dám nghĩ”, “dám làm” là quan điểm đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dũng khí, bản lĩnh của người cán bộ, là yêu cầu đặc biệt, ở tầm cao về phẩm chất, nhân cách của người cán bộ trong mối quan hệ với công việc. Phẩm chất này giúp người cán bộ có đủ dũng khí, “có gan” đứng ra đảm nhận, phụ trách công việc, dám dấn thân vì lợi ích chung của tập thể, cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn cán bộ làm được việc, phải khiến cho họ yên tâm làm việc, vui thú làm việc, khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”. Theo Người, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền “phải sáng suốt”, khi thấy rõ phẩm chất, năng lực của cán bộ, thì phải tin tưởng và giao việc cho họ, tạo điều kiện, cơ hội để khuyến khích họ phát huy năng lực và tinh thần trách nhiệm.

Bác nhấn mạnh: “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ”; lãnh đạo phải khuyến khích cán bộ thể hiện tinh thần “dám” bứt phá, đổi mới sáng tạo, mạnh dạn “chống lại những gì đã cũ kỹ để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, “dám” vứt bỏ những gì của ngày hôm qua đã không hợp thời nữa.

Năm 1960, lần thứ ba về thăm Thanh Hóa, Người nói: "Bác nghe nói công nhân Thanh Hóa có nhiều sáng kiến. Có nhà máy 100, có nhà máy 200 sáng kiến“;”Có sáng kiến phức tạp nhưng cũng có sáng kiến đơn giản mà lại có lợi“;”Có những sáng kiến hay nhưng cũng có cái bị thất bại 4, 5 lần rồi mới thành công. Cho nên lãnh đạo phải khuyến khích phát huy sáng kiến". Cán bộ lãnh đạo phải coi trọng và có hình thức khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ cấp dưới dám đề ra sáng kiến, có gan phụ trách, có gan làm việc.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị toàn tỉnh nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các ngành triển khai các giải pháp thực hiện đồng bộ nghị quyết theo mục tiêu đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, dễ áp dụng, dễ thực hiện và đảm bảo tính linh hoạt, từ đó tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức thuận lợi hơn trong giải quyết công việc, thực thi nhiệm vụ được giao, phát huy tính năng động, sáng tạo, từng bước khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong trong hoạt động công vụ và tổ chức thi hành pháp luật.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức được đặc biệt quan tâm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 2664-KL/TU về tăng cường công tác giáo dục liêm chính cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan Đảng, Nhà nước về hệ thống chính trị của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với trọng tâm nâng cao ý thức tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, công chức, viên chức, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 01-CT/UBND về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, trong đó nhấn mạnh việc xử lý nghiêm minh những trường hợp chậm chễ trong xử lý công việc, chất lượng tham mưu thấp, có hành vi vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm, nhất là người đứng đầu. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, khơi dậy tinh thần cống hiến, tạo nguồn động lực về tinh thần giúp cán bộ, công chức luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phát huy vai trò kiến tạo trong thực tiễn công việc.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ được đổi mới mạnh mẽ gắn với với xây dựng và hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, thu hút và trọng dụng nhân tài; tập trung thu hút, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, bố trí, sử dụng những cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất, uy tín, có tinh thần đổi mới, “dám nghĩ”, “dám làm” gắn với kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức thiếu về phẩm chất đạo đức và năng lực.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đẩy mạnh công tác điều động, luân chuyển cán bộ, xác định là khâu đột phá nhằm khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, bảo thủ, trì trệ, mất đoàn kết ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo cơ hội cho cán bộ lãnh đạo được rèn luyện, phấn đấu, phát huy, khẳng định năng lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Toàn tỉnh đã điều động, luân chuyển 4.523 lượt cán bộ ở các cấp, đa số các địa phương sau khi có cán bộ điều động, luân chuyển tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đều có bước phát triển, nhiều cán bộ trưởng thành, 912 đồng chí được bố trí, sắp xếp vào vị trí cao hơn.

Việc thực hiện chính sách tiền lương của Đảng, Nhà nước gắn với thực hiện Đề án vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp được tỉnh đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao đời sống vật chất, chuyên tâm cho công việc, nâng cao động lực cống hiến và hiệu quả làm việc, khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo, “dám nghĩ”, “dám làm”.

Từ những giải pháp căn cơ, đồng bộ và hiệu quả, các cấp ủy, chính quyền đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy được phẩm chất “dám nghĩ”, “dám làm” của đội ngũ cán bộ, công chức; nhiều cách làm hay, sáng tạo nhận được sự hưởng ứng, tham gia ủng hộ, đóng góp nhiệt thành của các tầng lớp Nhân dân.

Thành quả những chủ trương lớn do Ban Thường vụ Tỉnh ủy phát động: Ổn định đời sống đồng bào sinh sống trên sông; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh; vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại... có đóng góp không nhỏ từ những việc “dám nghĩ”, “dám làm” mang lại hiệu quả thiết thực của CBCC các địa phương, cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất “dám nghĩ”, “dám làm” khi được tập hợp, đoàn kết lại trong một tập thể thống nhất chắc chắn sẽ biến thách thức thành cơ hội để đạt tới những mục tiêu tốt đẹp, tạo ra sức mạnh trong quá trình xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, xây dựng tỉnh Thanh Hóa thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Nguồn;Baothanhhoa.vn


























ĐÒN BẨY THÚC ĐẨY PHẨM CHẤT “DÁM NGHĨ”, “DÁM LÀM”

Đăng lúc: 10/11/2024 00:00:00 (GMT+7)

 - “Dám nghĩ”, “dám làm” là quan điểm đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dũng khí, bản lĩnh của người cán bộ, là yêu cầu đặc biệt, ở tầm cao về phẩm chất, nhân cách của người cán bộ trong mối quan hệ với công việc.


 
image001 sss.jpg


“Dám nghĩ”, “Dám làm” là phẩm chất đặc biệt, được Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh trong chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên hiện nay. Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị Khóa XIII về chủ trương “Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung” đã khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của phẩm chất “dám nghĩ”, “dám làm”, thể hiện sự tiếp tục kế thừa và phát triển mới trong tư duy của Đảng ta về cán bộ, tạo động lực to lớn giúp cán bộ có thêm bản lĩnh dấn thân, mạnh dạn trong tư duy sáng tạo và đổi mới, kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn có tính cấp bách để đảm bảo mục tiêu phục vụ Nhân dân.

“Dám nghĩ”, “dám làm” là quan điểm đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dũng khí, bản lĩnh của người cán bộ, là yêu cầu đặc biệt, ở tầm cao về phẩm chất, nhân cách của người cán bộ trong mối quan hệ với công việc. Phẩm chất này giúp người cán bộ có đủ dũng khí, “có gan” đứng ra đảm nhận, phụ trách công việc, dám dấn thân vì lợi ích chung của tập thể, cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn cán bộ làm được việc, phải khiến cho họ yên tâm làm việc, vui thú làm việc, khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”. Theo Người, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền “phải sáng suốt”, khi thấy rõ phẩm chất, năng lực của cán bộ, thì phải tin tưởng và giao việc cho họ, tạo điều kiện, cơ hội để khuyến khích họ phát huy năng lực và tinh thần trách nhiệm.

Bác nhấn mạnh: “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ”; lãnh đạo phải khuyến khích cán bộ thể hiện tinh thần “dám” bứt phá, đổi mới sáng tạo, mạnh dạn “chống lại những gì đã cũ kỹ để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, “dám” vứt bỏ những gì của ngày hôm qua đã không hợp thời nữa.

Năm 1960, lần thứ ba về thăm Thanh Hóa, Người nói: "Bác nghe nói công nhân Thanh Hóa có nhiều sáng kiến. Có nhà máy 100, có nhà máy 200 sáng kiến“;”Có sáng kiến phức tạp nhưng cũng có sáng kiến đơn giản mà lại có lợi“;”Có những sáng kiến hay nhưng cũng có cái bị thất bại 4, 5 lần rồi mới thành công. Cho nên lãnh đạo phải khuyến khích phát huy sáng kiến". Cán bộ lãnh đạo phải coi trọng và có hình thức khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ cấp dưới dám đề ra sáng kiến, có gan phụ trách, có gan làm việc.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị toàn tỉnh nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các ngành triển khai các giải pháp thực hiện đồng bộ nghị quyết theo mục tiêu đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, dễ áp dụng, dễ thực hiện và đảm bảo tính linh hoạt, từ đó tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức thuận lợi hơn trong giải quyết công việc, thực thi nhiệm vụ được giao, phát huy tính năng động, sáng tạo, từng bước khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong trong hoạt động công vụ và tổ chức thi hành pháp luật.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức được đặc biệt quan tâm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 2664-KL/TU về tăng cường công tác giáo dục liêm chính cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan Đảng, Nhà nước về hệ thống chính trị của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với trọng tâm nâng cao ý thức tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, công chức, viên chức, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 01-CT/UBND về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, trong đó nhấn mạnh việc xử lý nghiêm minh những trường hợp chậm chễ trong xử lý công việc, chất lượng tham mưu thấp, có hành vi vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm, nhất là người đứng đầu. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, khơi dậy tinh thần cống hiến, tạo nguồn động lực về tinh thần giúp cán bộ, công chức luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phát huy vai trò kiến tạo trong thực tiễn công việc.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ được đổi mới mạnh mẽ gắn với với xây dựng và hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, thu hút và trọng dụng nhân tài; tập trung thu hút, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, bố trí, sử dụng những cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất, uy tín, có tinh thần đổi mới, “dám nghĩ”, “dám làm” gắn với kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức thiếu về phẩm chất đạo đức và năng lực.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đẩy mạnh công tác điều động, luân chuyển cán bộ, xác định là khâu đột phá nhằm khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, bảo thủ, trì trệ, mất đoàn kết ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo cơ hội cho cán bộ lãnh đạo được rèn luyện, phấn đấu, phát huy, khẳng định năng lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Toàn tỉnh đã điều động, luân chuyển 4.523 lượt cán bộ ở các cấp, đa số các địa phương sau khi có cán bộ điều động, luân chuyển tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đều có bước phát triển, nhiều cán bộ trưởng thành, 912 đồng chí được bố trí, sắp xếp vào vị trí cao hơn.

Việc thực hiện chính sách tiền lương của Đảng, Nhà nước gắn với thực hiện Đề án vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp được tỉnh đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao đời sống vật chất, chuyên tâm cho công việc, nâng cao động lực cống hiến và hiệu quả làm việc, khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo, “dám nghĩ”, “dám làm”.

Từ những giải pháp căn cơ, đồng bộ và hiệu quả, các cấp ủy, chính quyền đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy được phẩm chất “dám nghĩ”, “dám làm” của đội ngũ cán bộ, công chức; nhiều cách làm hay, sáng tạo nhận được sự hưởng ứng, tham gia ủng hộ, đóng góp nhiệt thành của các tầng lớp Nhân dân.

Thành quả những chủ trương lớn do Ban Thường vụ Tỉnh ủy phát động: Ổn định đời sống đồng bào sinh sống trên sông; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh; vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại... có đóng góp không nhỏ từ những việc “dám nghĩ”, “dám làm” mang lại hiệu quả thiết thực của CBCC các địa phương, cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất “dám nghĩ”, “dám làm” khi được tập hợp, đoàn kết lại trong một tập thể thống nhất chắc chắn sẽ biến thách thức thành cơ hội để đạt tới những mục tiêu tốt đẹp, tạo ra sức mạnh trong quá trình xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, xây dựng tỉnh Thanh Hóa thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Nguồn;Baothanhhoa.vn


























Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Bắc Lương, Thôn Mỹ Hạ, Xã Bắc Lương, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884281
Email: hoabacluong86@gmail.com